16/6/15

CAMPUCHIA: Biển Hồ Tonlé Sap

Kể chuyện về Biển Hồ:

Biển Hồ Campuchia hay còn được gọi là Biển Hồ Tonlé Sap là hồ nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á và đồng thời cũng là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Hồ rộng nhìn không thấy bờ bên kia đến mức nhìn như biển, nên người ta gọi là biển hồ. Thực ra cũng đúng vì diện tích bề mặt của hồ lên tới 16.000 km2 vào mùa mưa. Thật khủng khiếp! Lúc tôi đến là mùa khô ở Campuchia, diện tích bề mặt của hồ đã cạn khá nhiều, chỉ còn 2.700 km2 mà còn nhìn mênh mông. Mùa mưa gấp 6 lần như thế ...



Tại sao Biển Hồ được xem là khu dự trữ sinh quyển thế giới?
Đó là vì khả năng điều tiết lưu lượng nước với hệ thống thủy văn đổi dòng 2 lần mỗi năm: mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 10, thay vì nước đổ từ hồ ra sông Mê Kông thì sông Tonlé Sap lại chảy ngược dòng, tiếp thêm nước vào hồ khiến cho mực nước hồ dâng cao. Nước hồ đầy phù sa, lúc này nước sẽ ngập hết đồng ruộng và cây rừng, là nơi sinh sản lý tưởng của nhiều loại tôm cá nước ngọt. Chính vì vậy mà hệ sinh thái của hồ vô cùng đa dạng và phong phú, ngoài ra lượng phù sa đáng kể luôn bồi bổ lòng hồ khiến cho sản lượng của hồ vào loại đáng kể trên thế giới.
Đây là đoạn rừng cây mình đã đi qua, mùa này khô hạn nên còn trơ nền đất chứ đến mùa mưa là nước ngập cây khá nhiều.


Mùa khô thì ngược lại, từ tháng 11 đến tháng 5, nước sông Mê Kông khô hạn, lúc này nước trữ suốt mùa mưa từ Biền Hồ sẽ theo dòng sông Tonlé Sap đổ 1 lượng lớn bù đắp thiếu hụt cho sông Mê Kông, nuôi sống cư dân của 3 nước: VN, Lào, Campuchia.
Cũng nhờ khả năng điều tiết này mà sông Mê Kông đỡ lũ lụt vào mùa mưa, và vẫn đủ dùng vào mùa khô.
Có cái ảnh chụp từ vệ tinh, cùng xem dung nhan của Biển Hồ nhe  ^^



Trên con đường tiến về Biển Hồ, đường đi khá xóc và mù mịt bụi, khung cảnh làng quê nghèo lướt qua trước mắt với những ngôi nhà sàn, những cánh đồng lúa và thốt nốt hai bên đường









Bến thuyền nơi con sông nhỏ dẫn vào hồ Tonlé Sap



Nhìn ngược từ bến sông lên khu nhà mua vé tham quan

Vé tham quan Biển Hồ khá đắt, những 20$/ người. Mua vé ở khu nhà phía trên xong đi xuống bến thuyền rồi ngồi thuyền nào cũng được. Một nhóm được đi 1 thuyền. Chúng tôi chỉ có 2 người mà vẫn bao trọn 1 cái thuyền.
Hoặc có thể chọn cách thứ 2 rẻ hơn nhưng hơi nguy hiểm: đi xuống xa bến thuyền 1 chút có mấy cái xuồng máy của ngư dân, có thể thuê người ta chở ra Biển Hồ với giá chỉ bằng 1 nửa hoặc 1/3 up to your deal.
Như này:



Hai đứa tí tởn trên con thuyền


Anh bạn guide láu cá với cái nhìn xa xăm



Thuyền tấp nập trên sông như 1 trận thủy chiến




Đã vào đến Biển Hồ




Cuộc sống trên Biển Hồ là tập hợp các cụm nhà nổi, bao gồm nhà dân, trường học, chợ, cửa hàng tạp hóa, thậm chí còn có một số ngôi nhà của tình nguyện quốc tế ...



Ngôi chợ


Ngôi trường








Bên trong ngôi trường tiểu học Việt Nam



Do đa phần người sống trên Biển Hồ là người Việt nên trẻ con ở đây toàn người Việt. Bọn trẻ vừa hoc tiếng Việt vừa học tiếng Cam, trình độ đến lớp 5 thì không được tiếp tục học nữa mà phải vào đất liền mới có trường. Tuy nhiên, do người dân sống ở đây là vì không có hộ khẩu, không có quốc tịch nên việc vào đất liền học xem như là không thể. Cái nghèo hoàn cái nghèo. Vòng lẩn quẩn như trong 1 cái ao tù mà dù có khuấy lên cách mấy cũng chỉ là những giọt nước đó mãi ở trong ao mà thôi.
Đến thăm Biển Hồ, thấy lòng cay cay ...

Mèo Háp,
14/07/2015